Nấm đông cô chính là tên gọi khác của nấm hương
Nấm hương: Khỏe hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật
Bài thuốc hay từ nấm hương
Những công dụng tuyệt vời của nấm hương
Nấm hương, "gia vị" cho người yếu sinh lý
Hàng trăm năm qua, nấm đông cô đã được coi là một nguồn thực phẩm phổ biến ở châu Á. Loại nấm đông cô tự nhiên đã từng là biểu tượng của hoàng gia Nhật Bản. Trong họ nhà nấm, nấm đông cô được trồng nhiều thứ ba trên thế giới. Ngày nay, bạn có thể tìm mua nấm ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa, chợ, siêu thị hay các shop online.
Nấm đông cô giống như cái ô, đường kính 4 - 10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm
Nấm có một chân đính vào giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại, trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong. Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Mỹ, nông dân trồng nấm hương tại các trang trại. Mỗi khúc gỗ có thể cho nấm ký sinh 3 - 7 năm.
Nấm đem lại nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các acid amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít và là những acid béo chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin:
Không chỉ là một thực phẩm nức tiếng thiên hạ, nấm đông còn được coi là một loại thưc phẩm chức năng giúp chống lại các tế bào ung thư, bệnh tim mạch và bệnh nhiễm trùng bởi đặc tính kháng virus, kháng khuẩn. Chúng cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu và làm giảm viêm trong cơ thể.
Cụ thể, nấm đông cô có những lợi ích đặc biệt cho sức khoẻ như sau:
Nhờ công nghệ kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học đã chiết xuất được chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) từ nấm đông cô. Đây là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, những bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả hóa trị sẽ tăng lên, khả năng sống sót cao hơn và sự tiến triển của tế bào ung thư sẽ bị kìm hãm. Vì vậy ở Nhật Bản, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu.
Cách chọn và bảo quản nấm đông cô ngon
Đối với nấm tươi chọn theo nguyên tắc: Càng nhỏ, càng non, càng ngon. Nên chọn nấm có màu hơi nâu, dày to đều nhau, có mùi thơm đặc trưng của nấm đông cô, chân nhỏ/ngắn và sờ khô tay. Chú ý chọn những cây nấm đều, thân nấm chắc, mũ nấm không bị bầm dập hay bị thâm hoặc bị khô teo mất nước, không mua nấm đã có mùi ôi do để quá lâu. Chỉ nên dùng nấm tươi tối đa 1 - 2 ngày sau khi thu hái. Để bảo quản nấm tươi lâu mà không bị mất chất bạn nên cắt rễ, nhúng nấm vào nước sôi trong 1 - 2 phút rồi rửa lại với nước lạnh. Sau đó, cho nấm vào hộp có nắp, đổ ngập nước và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ bảo quản được 3 - 4 ngày.
Còn với nấm đông cô khô, nên mua nấm đã được phơi khô, các cây nấm đều nhau, không bị nấm mốc. Để nấm khô có mùi thơm lâu, lại không bị ẩm mốc, mọt, nên cho nấm vào hộp nhựa hoặc túi nilon, cất ở những nơi khô ráo, tránh những nơi quá nóng hoặc ẩm thấp.
Chế biến đúng cách
Đối với nấm tươi, khi sơ chế chỉ cần cắt gốc, ngâm nước muối loãng 10 phút, chần qua nước sôi 1 - 2 phút rồi rửa sạch. Khi nấu, chỉ cần đun trong khoảng 5 - 7 phút để giữ độ giòn.
Đối với nấm khô, khi sơ chế, hãy ngâm nước ấm khoảng 30 phút, rửa kỹ (chú ý phần mũ nấm), cắt chân và vắt hết nước. Hãy thả nấm vào ngay từ khi bắt đầu nấu để nấm tiết ngọt và ngấm gia vị.
Bình luận của bạn